Các lễ hội ở Kon Tum không chỉ mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Kon Tum mà còn là dịp để du khách khi đến du lịch Kon Tum được khám phá và tìm hiểu sâu hơn về những phong tục trong đời sống của người bản địa. Mỗi lễ hội là một phong tục, tập quán khác nhau, mang đến cho bạn những trải nghiệm khác biệt khó quên. Hãy cùng Thảo Ngân TKT tìm hiểu những lễ hội đặc sắc mà bạn nên tham gia khi đến đây.
Lễ Hội Mừng Lúa Mới Ở Kon Tum
Lễ hội Mừng Lúa Mới Ở Kon Tum diễn ra vào ngày 25 tháng 10 hằng năm. Lễ hội mừng lúa mới là dịp để cả làng sum họp và cùng nhau trang hoàng nhà cửa để đón thần lúa trở về, với mong ước có một mùa màng bội thu. Lễ hội mừng lúa mới còn là dịp để gắn kết tình cảm của 54 dân tộc anh em.
Lúc trước, lễ hội mừng lúa mới chỉ diễn ra ở các làng xã, nhưng nay đã trở thành hoạt động văn hóa cộng đồng đặc sắc. Lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum gồm có hai phần, một là ăn mừng lúa mới tại từng gia đình và hai là lễ chính diễn ra tại nhà Rông. Trong những ngày lễ hội diễn ra, phụ nữ ở làng chuẩn bị đồ lễ như chỉ đỏ, nồi nấu cơm và gùi thiêng.
Lễ Hội Puh Hơ Drih Ở Kon Tum
Lễ hội Puh Hơ Drih ở Kon Tum thường diễn ra sau mỗi mùa thu hoạch. Khi gần đến ngày diễn ra lễ hội, già làng sẽ cùng mọi người trong làng sửa sang nhà rông và các máng nước. Với người Rơ Ngao, lễ hội Puh Hơ Drih mang ý nghĩa là cầu chúc cho dân làng an khang, có một mùa màng bội thu và tránh xa được mọi hiểm họa, tà khí. Ở tại nhà rông, phần lễ cúng sẽ được diễn ra vô cùng trang nghiêm với những vật hiến tế như bò, gà, heo…
Khi tham gia lễ hội, mọi người trong buôn làng đều phải mặc trang phục truyền thống cùng nhau thưởng thức các món ăn dân gian và hát múa rộn ràng. Ngày nay, lễ hội Puh Hơ Drih ở Kon Tum không chỉ là nghi thức tâm linh để tri ân đất trời mà còn là dịp để dân làng gắn kết hơn và bảo tồn văn hóa.
Lễ Hội Mừng Nhà Rông Mới Ở Kon Tum
Lễ hội mừng nhà Rông mới của người Giẻ – Triêng được diễn ra tại làng Đăk Gô thuộc huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Người dân tại buôn làng thực hiện lễ hội với mong ước về một năm an lành và đặc biệt là mùa màng bội thu. Trong suốt những ngày lễ, người phụ nữ trong làng sẽ cùng nhau vào rừng hái rau và bắt cá, còn các chàng trai khỏe khoắn sẽ đi săn, rồi đem thực phẩm về làm lễ.
Cây nêu – vật phẩm linh thiêng được các chàng trai trẻ đem về dâng lên Giàng. Trước khi thực hiện nghi lễ này, họ phải ngủ tại nhà Rông ba ngày ba đêm và chuẩn bị thật sạch sẽ. Lễ đâm trâu là nghi thức không thể thiếu trong lễ hội mừng nhà Rông mới bởi đối với người Giẻ Triêng, con trâu không chỉ là tài sản mà còn là giúp kết nối với thần linh và cầu mong sự bình an cho buôn làng. Vì thế, trước khi hiến tế, dân làng sẽ dành cả đêm để khóc trâu nhằm tỏ lòng tri ân.
Lễ Cúng Đất Làng Ở Kon Tum
Lễ cũng đất làng ở Kon Tum sẽ được diễn ra vào cuối tháng 2 cho đến đầu tháng 3 Âm lịch, thời điểm mà người dân buôn làng bắt đầu vụ mùa mới hoặc chuyển đến vùng đất khác sinh sống. Với người Ba Na, lễ hội cũng đất làng chính là dịp để họ có thể gửi gắm ước nguyện về một cuộc sống an lành và sung túc.
Trước khi lễ hội chính thức diễn ra, người Ba Na sẽ thực hiện nghi lễ kéo dài hai ngày, cầu khấn thần linh một năm mới thuận lợi và báo cáo các kế hoạch sắp tới. Lễ hội cúng đất làng ở Kon Tum là một trải nghiệm văn hóa thú vị mà bạn chắc chắn không nên bỏ qua khi có cơ hội đến thăm Kon Tum.
Lễ Bỏ Mả Ở Kon Tum
Lễ Bỏ Mả ở kon Tum hay còn gọi là lễ Pơ thi, là một trong những nghi lễ giàu ý nghĩa của người Jrai và Bahnar ở khu vực Tây Nguyên. Người Jrai và Bahnar tổ chức lễ bỏ mả như một cách trang trọng để đưa tiễn linh hồn của người đã khuất về thế giới bên kia, trọn vẹn với cội nguồn và người sống cũng sẽ cắt đứt với người đã khuất.
Lễ Bỏ Mả thể hiện sự trân trọng của những người còn sống dành cho người đã khuất. Âm vang của tiếng cồng chiêng cùng những điệu múa trang nghiêm, bên cạnh là hình ảnh những ngôi nhà mồ, tượng mồ đầy ý nghĩa. Lễ bỏ mả không chỉ là một lễ hội tiễn biệt mà còn phản ánh văn hóa đặc sắc của Kon Tum.
Lễ Hội Cồng Chiêng Ở Kon Tum
Lễ hội cồng chiêng Kon Tum là một sự kiện được diễn ra hàng năm, được luân phiên diễn tại các tỉnh Tây Nguyên. Lễ hội cồng chiêng không chỉ là dịp để quảng bá không gian Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên – di sản phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận mà còn là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Cồng chiêng được người dân xem là vật kết nối giữa con người và thiên nhiên và là cách mà người Tây Nguyên giao tiếp với các vị thần linh, trời đất. Nên họ rất trân trọng di sản này và lễ hội cồng chiêng cũng được diễn ra rất hoành tráng, bạn nên thử trải nghiệm một lần.
Hy vọng rằng danh sách các lễ hội ở Kon Tum từ Top Kon Tum đã giúp bạn nhìn sâu hơn về văn hóa của vùng đất này và hiểu được ý nghĩa ẩn sâu bên trong mỗi lệ hội của người dân nơi đây. Nếu có dịp, đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia vào bầu không khí độc đáo của những lễ hội chỉ có ở Kon Tum.