Giáo Sư Nguỵ Như Kon Tum là một nhà trí thức yêu nước, ông đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Với sự tài ba và lòng yêu nước, ông đã trở thành tấm gương sáng cho nhiều thế hệ sau. Hãy cùng Top Kon Tum tìm hiểu về những đóng góp của Giáo Sư Nguỵ Như Kon Tum để biết được ông là ai và tại sao lại được nhiều người kinh trọng đến như vậy nhé!
Giáo Sư Nguỵ Như Kon Tum Là Ai?
Tiểu Sử Của Giáo Sư Nguỵ Như Kon Tum
Giáo sư Ngụy Như Kon Tum là một trong những nhân vật lịch sử ở Kon Tum, Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1913 tại Kon Tum, lớn lên trong một gia đình viên chức nhỏ gắn bó với vùng đất Tây Nguyên. Cha của giáo sư là cụ Ngụy Như Bích – một lục sự bưu điện còn mẹ ông chỉ ở nhà làm nội trợ và chăm sóc cho gia đình. Ngoài ra, giáo sư Ngụy Như Kon Tum còn có 2 người em, người em gái tên Nguỵ Như Ban Mê Thuột còn người em trai tên là Ngụy Như Kon Tum Em. Với tình yêu dành cho mảnh đất Tây Nguyên – nơi cụ Ngụy Như Bích công tác nên cụ đã lấy tên này để đặt tên cho các con của mình.
Quê gốc của giáo sư Ngụy Như Kon Tum ở xã Minh Hương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Ông sống từ nhỏ ở Tây Nguyên và đến năm 11 tuổi ông chuyển về Huế cùng gia đình, nên ông đã học tiểu học ở Huế và sau đó theo học trung học ở trường Bưởi, Hà Nội. Giáo sư Ngụy Như Kon Tum là một hình ảnh tri thức xuất sắc với những đóng góp to lớn cho lĩnh vực giáo dục đại học.
Con Đường Học Vấn Của Giáo Sư Nguỵ Như Kon Tum
Năm 1932, giáo sư Ngụy Như Kon Tum đã xuất sắc hoàn thành ba bằng Tú tài và nhận học bổng du học tại Paris. Sau một thời gian học tại đây, ông đã xuất sắc lấy được bằng Cử nhân Vật lý và Thạc sĩ Lý-Hóa của Đại học Paris và làm nghiên cứu sinh cho phòng thí nghiệm của Frédéric Joliot-Curie – một nhà vật lý hạt nhân danh tiếng.
Khi Thế chiến thứ II nổ ra năm 1939, giáo sư Ngụy Như Kon Tum về Việt Nam và giảng dạy tại trường Trung học Collège Chasseloup-Laubat Sài Gòn (nay là Trường THPT Lê Quý Đôn ở TP Hồ Chí Minh), rồi sau dạy ở trường Bưởi ở Hà Nội. Năm 1942, giáo sư cùng với nhiều bạn học khác cho ra mắt tờ Khoa học, do Nguyễn Xiển làm chủ bút.
Ngày 26/11/1946, giáo sư Ngụy Như Kon Tum được bổ nhiệm làm Đổng lý Sự vụ Bộ Quốc gia Giáo dục. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra, ông đã di chuyển lên chiến khu Việt Bắc và giữ vị trí Tổng Giám đốc Trung học vụ kiêm Đổng lý sự vụ Bộ Quốc gia – Giáo dục (1946-1950). Năm 1951, ông đã được giao làm Giám đốc của Trường Sư phạm cao cấp tại Khu học xá Trung ương.
Đến năm 1954, giáo sư Ngụy Như trở về Hà Nội, tham gia giảng dạy tại Trường Sư phạm Khoa học. Cho đến năm 1956, Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập và giáo sư Ngụy Như Kon Tum đã được chọn làm Hiệu trưởng đầu tiên.
Thành Tựu Nghiên Cứu Vật lý Của Giáo Sư Nguỵ Như Kon Tum
Giáo sư Ngụy Như Kontum là người đã dẫn dắt đoàn khoa học Việt Nam, khi lần đầu tiên được tham dự Hội nghị Vật lý địa cầu quốc tế tại Moskva năm 1957. Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn tham gia giảng dạy và có mặt trong Hội đồng Khoa học Nhà trường. Giữ nhiều chức vụ như Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam. Đặc biệt, giáo sư Ngụy Như Kon Tum còn tham gia biên soạn phần Vật lý cho Từ điển Bách khoa Việt Nam.
Giao sư Ngụy Như Kon Tum được kính trọng không chỉ vì kiến thức sâu rộng của ông mà còn vì tinh thần yêu nước, đã hiến dâng cuộc đời mình để phục vụ đất nước. Ông là một người thầy tận tâm và liêm khiết, đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên phụng sự cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Hoạt Động Cống Hiến Cho Xã Hội Của Giáo Sư Nguỵ Như Kon Tum
Ngoài lĩnh vực giáo dục, giáo sư Ngụy Như Kon Tum còn có rất nhiều hoạt động sôi nổi cống hiến cho xã hội. Ông đã đảm nhận rất nhiều vai trò quan trọng, như đại biểu Quốc hội các khóa II, III và IV, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hay Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.
Bên cạnh đó, giáo sư Ngụy Như Kon Tum còn giữ vị trí Chánh thư ký Công đoàn Giáo dục Việt Nam và thành viên trong Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục thế giới cũng như Hội hữu nghị Việt – Pháp. Giáo sư Ngụy Như Kon Tum đã qua hiến dâng cả cuộc đời cho tổ quốc và từ trần vào ngày 28 tháng 3 năm 1991.
Danh Hiệu Vinh Danh Của Giáo Sư Nguỵ Như Kon Tum
Giáo sư Ngụy Như Kon Tum đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cùng nhiều huân chương khác như Huân chương Kháng chiến hạng Nhì và Nhất; Huân chương Lao động hạng Ba và Nhì; Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất (xem thêm danh hiệu của giáo sư).
Ở thủ đô Hà Nội, tên của ông đã được đặt cho một con đường, đi ngang qua Làng sinh viên ở quận Thanh Xuân. Ở khu vực miền Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có đường Ngụy Như Kon Tum thuộc quận Tân Phú. Ngoài ra, tại Kon Tum cũng có một trường Tiểu học mang tên của ông.
Qua bài viết trên, có thể thấy được Giáo sư Ngụy Như Kon Tum là một trí thức kiệt xuất và có tấm lòng yêu nước cháy bỏng cùng sự cống hiến không ngừng cho tổ quốc. Hành trình sống và cống hiến của ông đã trở thành di sản phi vật thể quý báu, tiếp lửa cho bao thế hệ trẻ trên con đường xây dựng và phát triển đất nước.