Nhân vật lịch sử ở Kon Tum là những anh hùng đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc. Những con người này không chỉ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân và trong lịch sử của đất nước. Từ những người dân bình thường họ đã trở thành những chiến sĩ kiên cường với tinh thần bất khuất giúp bảo vệ sự bình yên cho đồng bào. Cùng Top Kon Tum tìm hiểu về những anh hùng làm nên lịch sử này nhé!
1. Giáo Sư Ngụy Như
Giáo sư Ngụy Như (hay Giáo sư Ngụy Như Kon Tum) là một nhà tri thức lớn sinh ra tại Kon Tum, ông đã cống hiến hết mình cho đất nước và có công lao to lớn với nền giáo dục đại học. Ở Đại học Sư Phạm Hà Nội, giáo sư Ngụy Như Kontum đã có những đóng góp không nhỏ, trước kia ông từng là thành viên Ban phụ trách của trường Sư phạm Cao cấp tại khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc) kể từ năm 1951.
Với sự thông minh, tài giỏi và thành tích học tập ấn tượng nhân vật lịch sử ở Kon Tum này đã nhận được học bổng toàn phần để du học tại Pháp – nơi ông đạt được tấm bằng Thạc sĩ Vật lý và cũng trở thành người Việt Nam đầu tiên làm được điều này trên đất Pháp.
Trong thời kỳ kháng chiến, ông đã dũng cảm rời Hà Nội và lên núi rừng Việt Bắc để tham gia cách mạng chống Pháp góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sau đó, ông đã được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và cũng là tác giả của nhiều sách giáo khoa về Vật lý dành cho sinh viên ở cả bậc trung học và đại học.
Thông Tin Chi Tiêt:
- Năm Sinh: 3/5/1913
- Năm Mất: 28/3/1991
- Dân Tộc: Kinh
- Nơi Sinh: Thị Trấn Kon Tum, Việt Nam.
2. Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân Đinh Môn
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đinh Môn hay còn có tên gọi là A Mét hay A Môn là một nhân vật lịch sử ở Kon Tum vô cùng tiêu biểu. Khi thực dân Pháp xâm lược quê hương, ở độ tuổi thanh niên nhưng khi A Mét chứng kiến sự đàn áp và lừa gạc dân tộc Việt khiến ông quyết tâm tìm cách chống lại. Dưới sự lãnh đạo của A Mét, Xốp Dùi đã trở thành một mô hình làng kháng chiến xuất hiện sớm nhất nhất ở Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng.
Vào năm 1949, A Mét được Trần Kiên – Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Độc lập thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đại diện tổ chức kết nạp Đảng. Sau đó, ông được phân công làm Huyện đội trưởng huyện Đăk Glei từ năm 1949 đến năm 1954. Năm 1954, Đảng và Bác Hồ đã đưa đồng chí ra Bắc để học tập và đào tạo cán bộ nhưng ông không thể nào quên được quê hương Xô Man và ông quyết định trở về núi rừng Đăk Glei.
Từ năm 1968 đến 1972, ông đã đảm nhận chức vụ Bí thư Huyện uỷ huyện H30, trực tiếp chỉ huy đánh Mỹ cho đến ngày đất nước được thống nhất. A Mét là một biểu tượng của sự hy sinh và khát vọng tự do của nhân dân, tạo ra sự đoạn kết là sức mạnh to lớn của quần chúng để chống lại kẻ thù và thực hiện mục tiêu cách mạng.
Thông Tin Chi Tiêt:
- Năm Sinh: 27/4/1913
- Năm Mất: 2000
- Dân Tộc: Giẻ – Triêng
- Nơi Sinh: Xã Xốp, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
3. Nữ Anh Hùng Y Buông
Nữ anh hùng Y Buông là một nhân vật lịch sử ở Kon Tum, khi ở tuổi 13 đã trở thành người liên lạc cho cán bộ trong khu vực tạm chiếm. Sau đó, tiếp tục làm giao liên cho Trường Sơn 3 năm, chị đã thâm nhập vào mọi ngóc ngách của rừng sâu và núi thẳm để dẫn đường cho các cán bộ đến những vị trí an toàn. Năm 1965, chị được giao nhiệm vụ là nuôi quân tại Đại đội 1, Tiểu đoàn 304 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum). Y Buông không lơ là mà luôn bám sát đơn vị, làm mọi công việc từ kiếm củi, đào bếp, nấu cơm, gùi cơm từ ở dưới suối vượt qua nhiều con dốc qua 3 đến 4km để phục vụ 80 người chiến đấu.
Ngoài việc nuôi quân, chị còn chủ động tham gia vào các hoạt động chiến đấu cùng với các anh em trong đơn vị. Và câu chuyện về nữ chiến sĩ nuôi quân dũng cảm, người đã dám vào chiến trường Đắk Tô – Tân Cảnh để tiêu diệt bốn tên địch đã trở thành sự thúc đẩy ý chí của những con người Tây Nguyên đứng dậy chiến đấu.
Nữ Anh Hùng Y Buông đã được trao tặng rất nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương kháng chiến, Huân chương giải phóng. Đặc biệt, vào ngày 20/12/1973, bà đã được vinh dự nhận danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và cũng là người dân tộc Xê Đăng đầu tiên ở Kon Tum được tặng thưởng danh hiệu này.
Thông Tin Chi Tiêt:
- Năm Sinh: 1945
- Tuổi: 79
- Dân Tộc: Xơ Đăng
- Nơi Sinh: Làng Đăk Re, xã Đăk Na, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
4. Anh Hùng Ngô Tiến Dũng
Anh hùng Ngô Tiến Dũng là một người anh hùng vĩ đại, ông từng là Đại đội trưởng Đội Trinh sát vũ trang (A25) của Ban An ninh tỉnh Kon Tum. Trong thời gian tham gia cách mạng, ông đã tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng như đào hầm bí mật, nuôi giấu cán bộ và đồng đội cùng với đó là sự vận động nhân dân tham gia vào cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Anh đã diệt gục được hàng chục tướng địch bao gồm cả sĩ quan và tình báo, đồng thời ông cũng hướng dẫn dân sơ tán và trú ẩn khi khu vực của mình bị tấn công.
Cuối cùng, vào năm 1972 trong một cuộc tấn công ác liệt của phe địch, Ngô Tiến Dũng đã hy sinh anh dũng khi bị một quả bom nổ gần anh. Tuy nhiên, sự hy sinh của ông không bao giờ bị lãng quên và nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều Huân chương giải phóng cho ông. Anh hùng Ngô Tiến Dũng là minh chứng cho lòng chung thành, tinh thần hiếu chiến và sự hy sinh cho sự nghiệp cách mạng.
Thông Tin Chi Tiêt:
- Năm Sinh: 1948
- Năm Mất: 11/1972
- Dân Tộc: Kinh
- Nơi Sinh: Xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
5. Anh Hùng Nguyễn Văn Hoàng
Anh hùng Nguyễn Văn Hoàng là một anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam, vào năm 16 tuổi ông đã tham gia chiến đấu tại chiến trường Kon Tum. Trong những cuộc chiến, ông đã tích cực tham gia vào các hoạt động tình báo, tiêu diệt nhiều tên địch nguy hiểm và cống hiến hết sức cho chiến thắng của quân đội nhân dân Việt Nam. Với lòng dũng cảm và sự gan dạ, anh hùng Nguyễn Văn Hoàng đã mưu trí, len lỏi trong lòng địch và xây dựng nhiều cơ sở bí mật hoạt động tích cực.
Trong một số trận đánh quan trọng, ông đã cùng đồng đội tham gia diệt ác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chiến thắng của lực lượng cách mạng. Đặc biệt, vào ngày 29/10/1971, trong tình thế nguy hiểm, ông đã hy sinh anh dũng khi bị địch bao vây hầm bí mật của mình tuy vậy nhưng ông không hề nao núng hay chùn bước trước mối nguy khó khăn. Vì sự hy sinh và cống hiến của mình, ông đã được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 03/8/1995.
Thông Tin Chi Tiêt:
- Năm Sinh: 1949
- Năm Mất: 29/10/1971
- Dân Tộc: Kinh
- Nơi Sinh: Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
6. Anh Hùng Phan Văn Viêm
Anh hùng Phan Văn Viêm là một anh hùng cách mạng xuất sắc sinh năm 1928. Ông đã giữ chức vụ Trưởng Ban an ninh H5 tại thị xã Kon Tum. Với lòng yêu nước và tinh thần đồng đội cùng sự anh dũng ông đã dẫn đầu đội công tác A25 tham gia vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, tiêu diệt nhà lao Mỹ và ngụy tại thị xã Kon Tum. Ông còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các cơ sở bí mật, tìm hiểu và tiêu diệt các thế lực thù địch để bảo vệ cho cuộc sống của nhân dân.
Ngày 01/7/1970, ông và đồng đội Nguyễn Văn Hoàng (hay còn gọi là Lê) đã bị địch phát hiện trong hầm bí mật nhưng họ không sợ hãi và rụt rè mà đã dũng cảm đánh trả quyết liệt và rút lui an toàn. Trong trận chiến đó, ông đã bị thương nhưng vẫn không bị khuất phục, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngày 29/10/1971, Anh hùng Phan Văn Viêm đã hy sinh nhưng ông được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân để tôn vinh tinh thần hy sinh cao cả và lòng yêu nước sâu sắc.
Thông Tin Chi Tiêt:
- Năm Sinh:1928
- Năm Mất: 29/10/1971
- Dân Tộc: Kinh
- Nơi Sinh: Xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Những nhân vật lịch sử ở Kon Tum là những con người kiên cường, gan dạ và hy sinh hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Họ đã hy sinh không chỉ cho cái đẹp của tổ quốc mà còn cho tương lai của con cháu, để lại dấu ấn vĩ đại trong lòng người dân và trong lịch sử của Kon Tum. Đó cũng là niềm tự hào của chúng ta những thế hệ mang mon và đồng thời là nguồn động viên, khích lệ cho mọi người tiếp tục đấu tranh, phát triển để gìn giữ đất nước xây dựng một cộng đồng vững mạnh.