Trang ChủKiến ThứcKhám Phá Chi Tiết Các Dân Tộc Ở Kon Tum

Khám Phá Chi Tiết Các Dân Tộc Ở Kon Tum

Dân tộc ở Kon Tum bao gồm 43 dân tộc anh em, trong đó có 6 dân tộc chiếm số đông chính là Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ, Rơ Măm, Bơ Râu, Hrê. Mỗi một dân tộc sẽ có những ngôn ngữ, văn hóa truyền thống và tín ngưỡng riêng. Dưới đây, Tác giả Thảo Ngân TKT sẽ giúp bạn được tìm hiểu rõ hơn về những dân tộc này tại tỉnh Kon Tum.

Dân Tộc Xơ Đăng Ở Kon Tum 

  • Tên gọi khác: Xơ Teng, Tơ Ðrá, Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng, Tà Trĩ và Châu.
  • Ngôn ngữ riêng: Ngôn ngữ Xơ Ðăng thuộc ngữ hệ Môn – Khơ Me (Nam Á).
  • Hoạt động sản xuất: Người Xơ Ðăng trồng lúa nước, kê, ngô, sắn, bầu, bí, thuốc lá, dưa, dứa, chuối và mía. Ngoài nông nghiệp, người Xơ Đăng còn nuôi trâu, dê, lợn, chó và gà…
  • Ẩm thực: Món ăn của người Xơ Ðăng chủ yếu là cơm tẻ kết hợp với muối ớt và các món ăn từ rừng. Rượu cần, tập quán ăn trầu cau và sử dụng thuốc lá cũng là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Xơ Đăng.
  • Trang phục truyền thống: Nam giới thường mặc quần áo như người Việt hiện đại, còn nữ giới mặc áo cánh, sơ mi và váy bằng vải dệt công nghiệp.
  • Nơi ở: Người Xơ Đăng thường sẽ ở nhà sàn.
  • Đồ dùng hằng ngày: Gùi
  • Hệ thống làng: Hệ thống làng tự quản, do “già làng” đứng đầu.
  • Tục cưới xin: Phong tục cưới xin của người Xơ Ðăng đa dạng theo từng vùng. Đám cưới gồm lễ thức cô dâu, trao đùi gà, rượu và cùng ăn một mâm cơm.
  • Tục ma chay: Khi có người mất, cả làng chia buồn và hỗ trợ tang chủ. Quan tài được làm từ gỗ độc mộc, người chết thường được chôn trong bãi mộ chung. Và có tục “chia của” để tiễn đưa người khuất.
  • Tín ngưỡng: Người Xơ Ðăng tin vào sức mạnh siêu nhiên và tôn thờ các thần như thần sấm sét, thần mặt trời, thần núi, thần lúa, thần nước.
  • Lễ hội: Lễ hội quan trọng nhất của người Xơ Đăng là lễ cúng thần nước vào dịp sửa máng nước hàng năm. Ngoài ra, còn có các lễ mở đầu năm, lễ mở vụ trỉa lúa, lễ cúng khi lúa đến kỳ con gái, lễ thu hoạch và các lễ cúng khi có người ốm đau.
  • Lịch truyền thống: Lịch của người Xơ Ðăng gồm 10 tháng, gắn liền với chu kỳ làm rẫy. Mỗi tháng có 30 ngày với các tên gọi riêng.
  • Văn hóa nghệ thuật: Người Xơ Ðăng có nhiều loại nhạc cụ truyền thống như đàn, nhị, sáo dọc, ống vỗ kloongbút, trống, chiêng, cồng, tù và các loại ống gõ khác.
Dân Tộc Xơ Đăng Ở Kon Tum 
Dân Tộc Xơ Đăng Ở Kon Tum (Photo: Tomy Huỳnh)

Dân Tộc Ba Na Ở Kon Tum

  • Tên gọi khác: Bơ Nâm.
  • Ngôn ngữ riêng: Người Ba Na sử dụng ngôn ngữ Môn-Khơ Me.
  • Hoạt động sản xuất: Canh tác lúa nương rẫy và có các nghề thủ công như đan lát, dệt hay rèn.
  • Trang phục truyền thống: Đàn ông sẽ mặc áo chui đầu, cổ xẻ, ngực hở và cộc tay; đóng khố có hình chữ T. Phụ nữ cũng mặc áo chui đầu, nhưng không xẻ cổ với váy.
  • Nơi ở: Đa số người Ba Na ở nhà sàn và trung tâm làng là nhà rông với mái cao vút.
  • Đồ dùng hằng ngày: Người Ba Na sử dụng gùi phù hợp cho cả nam, nữ.
  • Hệ thống làng: Chế độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại ở một số gia đình.
  • Tục cưới xin: Người Ba Na tuân thủ nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng. Sau lễ cưới, đôi vợ chồng sẽ sống luân phiên ở nhà ba mẹ vợ và nhà ba mẹ chồng, trước khi ra ở riêng.
  • Tục ma chay: Tang lễ được diễn ra với nghi thức chôn chung họ và các lễ “bỏ mả” lớn.
  • Tín ngưỡng: Người Ba Na tin vào nhiều vị thần thiên nhiên như thần núi, thần sông, thần lúa và thần cây.
  • Lễ hội: Lễ cúng Yàng, Lễ hội mừng lúa mới (Pơ Thi), Lễ đâm trâu, Lễ bỏ mả (Pơ Thi rơ Kinh),…
  • Lịch truyền thống: Không có
  • Văn hóa nghệ thuật: Dân ca của người Ba Na với điệu hmon và roi nổi tiếng cùng các điệu múa truyền thống và trường ca.
Dân Tộc Ba Na Ở Kon Tum
Dân Tộc Ba Na Ở Kon Tum (Photo: Tomy Huỳnh)

Dân Tộc Gia Rai Ở Kon Tum

  • Tên gọi khác: Dân tộc Gia Rai, còn được biết đến với những tên gọi khác như Giơ Ray hay Chơ Ray
  • Ngôn ngữ riêng: Ngôn ngữ của người Gia Rai thuộc hệ Malayô Pôlynêixa.
  • Hoạt động sản xuất: Người Gia ra chủ yếu canh tác đất trồng trọt và đất đai được phân chia thành2 phần là đất chưa canh tác (đê, trá, lon); đất canh tác (Hma).
  • Ẩm thực: Gạo tẻ là lương thực chính của người Gia Rai, kèm theo ngô là lương thực phụ.
  • Trang phục truyền thống: Trang phục của người Gia Rai phong phú và đa dạng. Đàn ông thường sẽ mặc vải trắng kẻ sọc nhiều màu (toai) hoặc áo chàm dài với họa tiết đặc trưng. Đàn bà sẽ mặc váy chàm dài và thường đeo hoa tai làm bằng ngà voi.
  • Nơi ở: Nhà sàn Gia Rai là nơi được xây dựng cho mỗi gia đình một vợ một chồng mẫu hệi. Nhà sàn của người Gia Rai sẽ có hai kiểu kiến trúc chính là nhà sàn dài kiểu la-yun-pa và nhà nhỏ kiểu Hđrung.
  • Đồ dùng hằng ngày: Gùi.
  • Hệ thống làng: Làng (Plơi hoặc Bôn) tên gọi chung của một cồng đồng người Gia Rai tại địa bàn Kon Tum. Mỗi làng sẽ có Phun pơ bút và người đứng đầu làng (Ơi pơ thun, Thap lơi hay Khoa plơi).
  • Tục cưới xin: Phong tục cưới xin của Gia Rai nghiêm cấm kết hôn trong cùng họ. Tuổi từ 18-19, nam nữ tự do lựa chọn người yêu và nữ sẽ có quyền được chọn chồng.
  • Tục ma chay: Tang lễ của người Gia Rai sẽ có nghi thức chôn chung họ và các lễ “bỏ mả”.
  • Tín ngưỡng: Người Gia Rai rất tin tưởng vào thần linh như Thần nhà, Thần làng và Thần nước. Họ tin những vị thần này sẽ giúp mùa màng bội thu và có một năm an lành.
  • Lễ hội: Các lễ nghi lớn trong đời sống của người Gia Rai gồm lễ bỏ mả, tạc tượng mồ và lễ lên nhà mới.
  • Lịch truyền thống: Tháng giêng Gia Rai bắt đầu tính từ ngày có trận mưa đầu tiên (hay tháng 4 dương lịch). Tháng 12 (hay tháng 3 dương lịch) là thời gian nghỉ ngơi và tổ chức các lễ nghi tôn giáo.
  • Văn hóa nghệ thuật: Các trường ca như Ðăm San, Xinh Nhã, Ðăm Di…
Dân Tộc Gia Rai Ở Kon Tum
Dân Tộc Gia Rai Ở Kon Tum (Photo: Tomy Huỳnh)

Dân Tộc Giẻ – Triêng Ở Kon Tum

  • Tên gọi khác: Cà Tang hay Giang Rẫy
  • Ngôn ngữ riêng: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me.
  • Hoạt động sản xuất: Người Giẻ – Triêng chủ yếu làm nương rẫy.
  • Ẩm thực: Người Giẻ – Triêng ăn ba bữa mỗi ngày và đặc biệt ưa thích các món nướng từ cá và thịt. Đồ uống phổ biến là nước lã và rượu cần.
  • Trang phục truyền thống: Nam giới thường quấn khố và để trần còn phụ nữ sẽ diện áo và váy. Người Giẻ – Triêng thích đeo trang sức bằng bạc, đồng và hạt cườm ở cổ, tay, chân, tai.
  • Nơi ở: Ở nhà sàn dài.
  • Đồ dùng hằng ngày: Gùi.
  • Hệ thống làng: Già làng là được coi trọng và vẫn còn mang tàn dư của chế độ mẫu hệ.
  • Tục cưới xin: Trai gái trong làng sẽ tự tìm bạn đời và cha mẹ sẽ chấp thuận nếu không vi phạm tập tục nào của người Gié – Triêng.
  • Tục ma chay: Người chết sẽ được mai táng và nhà mồ của họ không quá cầu kỳ, có rào bao xung quanh.
  • Tín ngưỡng: Người Gié-Triêng là họ rất tôn thờ thần nước, thần trời, thần đất, thần mặt trời và tin rằng mỗi vật đều có linh hồn.
  • Lễ hội: Có nhiều lễ hội trong quá trình canh tác nông nghiệp, cưới hỏi và khi qua đời.
  • Lịch truyền thống: Người Gié-Triêng dùng chu kỳ mặt trăng để xác định ngày tháng.
  • Văn hóa nghệ thuật: Người Gié-Triêng sử dụng các bộ cồng chiêng, trống và sáo truyền thống đặc trưng.
Dân Tộc Giẻ - Triêng Ở Kon Tum
Dân Tộc Giẻ – Triêng Ở Kon Tum (Photo: Tomy Huỳnh)

Dân Tộc Rơ Măm Ở Kon Tum

  • Tên gọi khác: Không có
  • Ngôn ngữ riêng: Tiếng Rơ Măm thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me, đặc biệt gười Rơ Măm còn thành thạo nhiều ngôn ngữ khác, nhất là tiếng phổ thông.
  • Hoạt động sản xuất: Người Rơ Măm chủ yếu làm rẫy, trồng lúa nếp và có một số ít trồng lúa tẻ, ngô và sắn.
  • Ẩm thực: Người Rơ Măm thường có thói quen ăn bốc và sử dụng cơm nếp nấu trong ống tre, nứa ăn kèm với canh và muối ớt.
  • Trang phục truyền thống: Đàn ông mặc khố dài đến ống chân còn phụ nữ quấn váy và để trần hoặc mặc áo cộc tay.
  • Nơi ở: Ở nhà sàn.
  • Đồ dùng hằng ngày: Gùi.
  • Hệ thống làng: Làng của người Rơ Măm được lãnh đạo bởi một già làng – người cao tuổi nhất và được dân làng tin tưởng bầu chọn.
  • Tục cưới xin: Quá trình cưới xin của người Rơ Măm gồm hai bước chính là ăn hỏi và đám cưới.
  • Tục ma chay: Khi có người chết, trống được người Rơ Măm dùng để thông báo trong làng. Xác chết được sẽ đặt ở mặt trước nhà, hướng vào trong và nghiêng về phía trước. Việc chôn được cất diễn ra trong vòng một hoặc hai ngày.
  • Tín ngưỡng: Người Rơ Măm coi linh hồn người đã khuất là một thế siêu nhiên. Họ thờ cúng các thần linh để cầu mong một cuộc sống thịnh vượng. Đặc biệt, thần lúa được tôn vinh nhiều nhất.
  • Lễ Hội: Lễ hội của người Rơ Măm có các hoạt động hiến tế động vật như gà, lợn và trâu.
  • Lịch truyền thống: Không có.
  • Văn hóa nghệ thuật: Các nhạc cụ như chiêng, trống, đàn và sáo được làm từ tre, nứa trong rừng tạo nên âm thanh đặc trưng.
Dân Tộc Rơ Măm Ở Kon Tum
Dân Tộc Rơ Măm Ở Kon Tum (Photo: Tomy Huỳnh)

Dân Tộc Bơ Râu Ở Kon Tum

  • Tên gọi khác: Người Brao.
  • Ngôn ngữ riêng: Người Brâu sử dụng ngôn ngữ thuộc nhóm Môn-Khơ Me.
  • Hoạt động sản xuất: Cuộc sống của người Brâu gắn liền với nương rẫy theo phương pháp truyền thống “phát, đốt và chọc lỗ”.
  • Ẩm thực: Người Brâu ưa chuộng cơm lam – cơm nếp nấu trong ống nứa non và cơm gạo tẻ nấu trong nồi đất. Ngô, sắn chủ yếu dùng để nuôi gia súc.
  • Trang phục truyền thống: Đàn ông xưa thường đóng khố, còn phụ nữ quấn váy. Mùa hè, nam nữ mặc áo cánh ngắn chui đầu hoặc để trần, mùa lạnh sẽ khoác thêm mền.
  • Nơi ở: Nơi ở của người Brâu là nhà sàn mái dốc.
  • Đồ dùng hằng ngày: Gùi
  • Hệ thống làng: Xã hội của người Brâu có sự phân hóa giàu nghèo nhưng không quá rõ rệt.
  • Tục cưới xin: Lễ cưới của người Brâu sẽ được tổ chức tại nhà gái nhưng toàn bộ chi phí phải do nhà trai chi trả. Sau khi chính thức thành đôi, chú rể sẽ phải ở lại nhà vợ trong khoảng 4-5 năm.
  • Tục ma chay: Khi có người qua đời, tang chủ trong làng sẽ gióng lên chiêng trống báo hiệu tang sự. Đặc trưng của tục ma chay của người Brâu là việc chôn quan tài chỉ nửa chìm nửa nổi.
  • Tín ngưỡng: Người Brâu có niềm tin vào sự tồn tại của các linh hồn và các vị thần linh thiên nhiên.
  • Lễ Hội: Lễ hội của dân tộc Brâu được tổ chức quanh năm, với đa dạng các hoạt động.
  • Lịch truyền thống: Người Brâu tính lịch canh tác dựa trên tuần trăng và các mùa vụ, từ đó xác định thời gian gieo trồng và thu hoạch lúa rẫy theo kinh nghiệm truyền thống.
  • Văn hóa nghệ thuật: Nhạc cụ truyền thống của người Brâu gồm đàn klông pút và đặc biệt là bộ chiêng đồng với ba loại thang âm coong, mam và tha.
Dân Tộc Bơ Râu Ở Kon Tum
Dân Tộc Bơ Râu Ở Kon Tum (Photo: Tomy Huỳnh)

Dân Tộc Hrê Ở Kon Tum

  • Tên gọi khác: Chăm Rê, Chom, Thượng Ba Tơ hay Chăm Quảng Ngãi
  • Ngôn ngữ riêng: Trước năm 1975, người Hrê có hệ chữ viết sử dụng kí tự La-tinh, nhưng hiện nay hình thức này đã không còn phổ biến.
  • Hoạt động sản xuất: Đa phần người Hrê sống chủ yếu nhờ vào canh tác ruộng nước và có một số ít phụ thuộc vào nghề trồng trọt trên rẫy.
  • Ẩm thực: Bữa ăn hàng ngày của người Hrê chủ yếu là cơm tẻ. Thức ăn thường sẽ được ăn kèm với muối ớt.
  • Trang phục truyền thống: Theo truyền thống, người đàn ông Hrê sẽ mặc khố, đội khăn khi dự lễ; còn người phụ nữ mặc váy hai tầng, có áo và khăn trùm đầu.
  • Nơi ở: Nhà sàn.
  • Đồ dùng hằng ngày: Gùi.
  • Hệ thống làng: Già làng làng sẽ là người đứng đầu làng.
  • Tục cưới xin: Khi diễn ra nghi lễ cưới hỏi của người Hrê cô dâu chú rể sẽ thực hiện trao bát rượu, miếng trầu hoặc quàng chung vòng dây.
  • Tục ma chay: Người mất sẽ được để ở từ 1 đến 3 ngày, sau đó chôn tại nghĩa trang của làng.
  • Tín ngưỡng: Người Hrê có tín ngưỡng đa thần, họ tin vào sức mạnh của các thế lực thiên nhiên và tổ tiên.
  • Lễ Hội: Lễ đâm trâu là sự kiện lớn nhất được diễn ra vào tháng 10 hoặc vào dịp Tết Nguyên Đán, tùy mỗi làng.
  • Lịch truyền thống: Người Hrê tính lịch giống người Kinh.
  • Văn hóa nghệ thuật: Người Hrê có những giai điệu dân ca Katê và Ka choi độc đáo.
Dân Tộc Hrê Ở Kon Tum
Dân Tộc Hrê Ở Kon Tum (Photo: Tomy Huỳnh)

Mỗi buôn làng, mỗi dân tộc tại Kon Tum sẽ có những nếp sống riêng và tất cả đều là một phần không thể thiếu của 54 dân tộc anh em trên mảnh đất Lạc Hồng này. Nếu có dịp ghé thăm Kon Tum, bạn hãy thử đến các buôn làng và cùng người dân nơi đây trải nghiệm cuộc thống thường ngày cũng như tham gia vào các lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Đừng quên theo dõi chuyên mục kiến thức tại topkontum.com để cập nhật những kiến thức hữu ích về mảnh đất này!

Thảo Ngân TKT
Thảo Ngân TKT
Tôi là Thảo Ngân TKT - Tác giả chính thức, là tay viết duy nhất của trang Top Kon Tum (topkontum.com). Trước khi đồng hành cùng Top Kon Tum, tôi đã xuất hiện & góp phần xây dựng nhiều bài viết lớn trên các trang blog nổi tiếng. Hãy theo dõi tôi, để cập nhật những bài viết chất lượng, những review công tâm về mọi thứ ở Kon Tum.

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Tiện Ích Xổ Số

Tham Khảo Giá